fbpx
Làm cha mẹ

12 phương pháp khơi dậy hứng thú học cho bé

By Tháng Bảy 14, 2021Tháng Ba 1st, 2022No Comments

Hầu hết học sinh giỏi sinh ra không phải là những người đã học giỏi. Phải, mặc dù tính cách cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc sẵn sàng học hỏi và khuynh hướng phát triển của trẻ khi đến trường và trong vấn đề giáo dục, nhưng hầu hết những đứa trẻ sinh ra tài giỏi ở một thời điểm nào đó sẽ trở thành người học giỏi. Quan trọng hơn, bất kỳ học sinh nào, sở hữu năng khiếu cơ bản và nhận được động lực phù hợp, đều có thể trở thành một học sinh giỏi.

12 phương pháp khơi dậy hứng thú học cho bé

12 phương pháp khơi dậy hứng thú học cho bé

Một trong những sai lầm lớn nhất mà giáo viên và phụ huynh có thể mắc phải khi muốn phát triển học sinh và trẻ em là học sinh giỏi, là giới hạn việc học tập trong quy mô lớp học. Dù lớp học có thể sẽ là nguồn giảng dạy chính, nhưng sự phát triển về trí tuệ, xã hội và học thuật nên được mở rộng ra bên ngoài lớp học – nếu bạn muốn thực sự nâng cao khát khao và khả năng học hỏi của trẻ.

Sau đây là 12 phương pháp khơi dậy hứng thú học cho bé đã được chứng minh sẽ có thể thúc đẩy con bạn học hỏi. Hãy áp dụng chúng một cách chính xác, và bạn sẽ thấy con mình hoặc học sinh của mình khám phá ra niềm vui trong học tập.

1. Phát triển môi trường đọc

Một số người cho rằng đọc là chìa khóa thành công trong cuộc sống. Đúng là vậy, ở mức tối thiểu, đọc là chìa khóa để thành công trong học tập. Trẻ em được phát triển niềm yêu thích đọc sách,  sẽ phát triển niềm yêu thích học tập. Nếu trẻ em gặp khó khăn với việc đọc, thì sẽ dễ đấu tranh với việc học.

Đọc sách không chỉ giúp trẻ phát triển vốn từ vựng phong phú hơn, mà còn giúp não bộ của trẻ học cách xử lý các khái niệm và giao tiếp mang tính trang trọng. Và các kỹ năng đạt được từ việc đọc còn vượt ra ngoài sự tiến bộ trong các lớp nghệ thuật ngôn ngữ. Những học sinh đọc tốt sẽ được nâng cao khả năng học tập trong tất cả các môn học – bao gồm các môn kỹ thuật như toán và khoa học.

Phát triển môi trường đọc

Phát triển môi trường đọc

Giúp con bạn phát triển kỹ năng đọc và niềm yêu thích đọc sách bằng cách lấp đầy thế giới của trẻ bằng việc đọc. Đọc cho con bạn nghe thường xuyên. Yêu cầu con bạn đọc thành tiếng. Tạo thời gian đọc sách cho gia đình, nơi mọi người tập trung đọc trong 20 phút mỗi ngày. Thông qua hành động của chính bạn về việc đọc sách và bằng cách lấp đầy lớp học hoặc nhà của bạn bằng các tài liệu đọc (tiểu thuyết, áp phích, báo, tạp chí, v.v.), bạn sẽ tạo ra một bầu không khí đọc giúp chứng minh cho con bạn (hoặc học sinh) thấy việc đọc quan trọng như thế nào.

Chìa khóa để trẻ đọc tốt, đó là làm cho việc đọc trở nên thú vị – không gây khó chịu. Nếu một đứa trẻ quyết định rằng việc đọc sách là nhàm chán hoặc gây bực bội, chúng sẽ không muốn đọc và khả năng học hỏi của chúng sẽ bị giảm sút. Hãy để trẻ tự chọn sách để đọc, giúp trẻ đọc và tạo cho trẻ các hoạt động khiến việc đọc sách trở nên thú vị.

2. Đặt trẻ vào vị trí chủ động càng nhiều càng tốt

Khi nói đến giáo dục, tất cả những gì mà một vài trẻ em trải qua là  “kiểm soát, kiểm soát, và kiểm soát”. Khi một đứa trẻ cảm thấy bị kiểm soát, hoặc mất kiểm soát khi liên quan đến việc học của chúng, chúng thường rút lui khỏi việc học. Hướng dẫn trẻ em trong suốt quá trình học tập là điều quan trọng, nhưng việc cho phép trẻ em kiểm soát trải nghiệm học tập của chính mình cũng quan trọng không kém. Cho dù ở nhà hay trong lớp học, hãy cho trẻ khả năng đóng góp ý kiến ​​trực tiếp vào các lựa chọn học tập của chúng. Một cách tốt để làm điều này là cung cấp cho trẻ các lựa chọn. Ví dụ, khi giao một dự án về viết lách, hãy cho phép trẻ chọn chủ đề để viết.

Chúng tôi cũng gợi ý rằng, nên cho trẻ tự chọn các hoạt động ngoại khóa. Càng cho trẻ nhiều quyền kiểm soát và quyền quyết định trong học tập, hoạt động và phong cách của chúng, thì trẻ càng có động lực và hứng thú học tập.

3. Khuyến khích giao tiếp cởi mở và chân thành

Khuyến khích con bạn hoặc học sinh bày tỏ ý kiến ​​của mình về những gì đang diễn ra trong quá trình giáo dục của trẻ. Tạo một bầu không khí cởi mở để trẻ và học sinh cảm thấy thoải mái khi bày tỏ sở thích, hoặc mối quan tâm của mình. Khi trẻ chia sẻ ý kiến ​​của mình, hãy công nhận cảm xúc ấy – ngay cả khi bạn không đồng ý. Nếu trẻ cảm thấy như ý kiến ​​của chúng không quan trọng hoặc chúng bị mắc kẹt, chúng sẽ có xu hướng buông thả quá trình học tập. Những người học tập tốt biết rằng ý kiến ​​của họ là quan trọng và cảm thấy yên tâm rằng họ có thể cởi mở về kinh nghiệm giáo dục của mình mà không bị đánh giá, hạ thấp, hay bị làm nhụt chí và bị phớt lờ.

4. Tập trung vào mối quan tâm của trẻ

Khi học tập liên quan đến các lĩnh vực và môn học mà trẻ quan tâm, việc học sẽ trở nên thú vị và trẻ em sẽ tham gia học tập tốt hơn. Nếu bạn thực sự muốn giúp con mình trở thành một người học giỏi, hãy khuyến khích con khám phá các chủ đề và môn học khiến con say mê. Nếu trẻ thích khủng long, hãy giúp trẻ tìm những cuốn sách và câu chuyện hấp dẫn và thú vị về khủng long. Sau đó, đưa ra thử thách cho trẻ, như xác định năm loài khủng long yêu thích của mình và giải thích lý do tại sao lại chọn mỗi loài ấy.

5. Giới thiệu và khuyến khích các kiểu học khác nhau

Mỗi đứa trẻ đều có những sở thích và phong cách học tập phù hợp nhất với cách học của chúng. Một số trẻ có phong cách học tập chủ đạo của riêng mình, trong khi một số những trẻ khác thích học bằng cách sử dụng kết hợp các phong cách học tập. Không nhất thiết phải có một phong cách học tập đúng hay sai, hoặc kết hợp các phong cách học tập. Tuy nhiên, bằng cách giúp con bạn khám phá phong cách học tập ưa thích của mình và khuyến kích trẻ học tập theo nó, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật để cải thiện trình độ và chất lượng học tập của con bạn.

Giới thiệu và khuyến khích các kiểu học khác nhau

Giới thiệu và khuyến khích các kiểu học khác nhau

Có bảy phong cách học cơ bản: Trực quan, Âm thanh, Bằng lời nói, Thể chất, Lôgic (toán học), Xã hội và Đơn độc. Ví dụ, những đứa trẻ học qua trực quan sẽ học tốt nhất bằng cách nhìn mọi thứ hoạt động như thế nào. Ngược lại, những đứa trẻ học bằng thính giác học tốt nhất bằng cách lắng nghe những điều được giải thích. Đối với trẻ nhỏ, việc khám phá và sử dụng các kiểu học khác nhau sẽ rất hữu ích.

6. Chia sẻ niềm đam mê trong việc học

Niềm đam mê được lan truyền, đặc biệt là khi học tập những điều mới. Nếu con bạn hoặc học sinh của bạn thấy rằng bạn thực sự nhiệt tình và đam mê với việc học, chúng có khả năng trở nên hăng hái với việc học hơn. Cho dù đó là lịch sử, khoa học, đọc, viết hay thậm chí là toán học, hãy giúp trẻ thấy rằng học tập là một hành trình khám phá mới thú vị. Tận dụng mọi cơ hội – không quá căng thẳng hoặc quá độc đoán – để khám phá kiến thức mới cùng trẻ. Khi con bạn nhận thấy những điều mà niềm vui và hứng thú học tập mang lại cho cuộc sống của bạn, trẻ cũng sẽ bắt đầu trở nên hăng hái và đam mê đối với việc học những điều mới.

7. Làm cho việc học trở nên thú vị thông qua việc học dựa trên trò chơi

Học tập dựa trên trò chơi không phải là một khái niệm mới. Nó đã tồn tại trong một thời gian dài. Học tập dựa trên trò chơi có thể rất thuận lợi vì nhiều lý do. Sử dụng trò chơi như một công cụ giáo dục không chỉ cung cấp cơ hội học tập sâu hơn và phát triển các kỹ năng phi nhận thức, nó còn giúp thúc đẩy trẻ học tập tốt.

Khi một đứa trẻ tích cực tham gia vào một trò chơi, tâm trí của chúng trải nghiệm niềm vui khi học một hệ thống mới. Điều này đúng trong mọi trường hợp bất kể trò chơi được coi là “giải trí” (ví dụ: trò chơi điện tử) hay “nghiêm túc” (ví dụ: trình mô phỏng quân sự). Các trò chơi mang tính chất giải trí mang lại lợi ích bổ sung là thúc đẩy trẻ muốn tham gia vào quá trình học tập và muốn tìm hiểu thêm.

Làm cho việc học trở nên thú vị thông qua việc học dựa trên trò chơi

Làm cho việc học trở nên thú vị thông qua việc học dựa trên trò chơi

Học tập dựa trên trò chơi cũng là một động lực hiệu quả cho việc học theo nhóm – điều này có thể đặc biệt có lợi cho trẻ em trong môi trường lớp học. Học sinh thường cố gắng hơn trong các trò chơi hơn là trong các khóa học, vì trò chơi hấp dẫn hơn. Ngoài ra còn có khía cạnh cạnh tranh khi chơi trò chơi. Học sinh cố gắng cạnh tranh hoặc giành chiến thắng, với tư cách cá nhân hay nhóm. Trẻ có thể cố gắng thi đấu ở cấp độ cao hơn để kiếm thêm điểm cho đội của mình hoặc vì họ muốn có cơ hội chơi trò chơi.

Học tập dựa trên trò chơi là một cách tuyệt vời để cha mẹ và giáo viên giới thiệu những ý tưởng, ngữ pháp, khái niệm và kiến ​​thức mới theo cách mà sẽ giúp thúc đẩy trẻ học tập.

8. Tập trung vào những gì trẻ đang học, không phải thành tích

Thay vì hỏi con bạn đã làm bài kiểm tra toán như thế nào ngay khi đi học về, hãy để con dạy bạn những gì con đã học trong môn toán hôm nay. Tập trung vào những gì con bạn đang học, trái ngược với việc trẻ đang thể hiện như thế nào. Mặc dù thành tích là quan trọng, nhưng việc tập trung vào trải nghiệm học tập của con bạn sẽ:

(1) truyền đạt cho con bạn rằng việc học thực tế quan trọng hơn điểm kiểm tra,

(2) kết quả không phải là điều quan trọng nhất,

(3) bạn quan tâm đến con hơn là thành tích của trẻ,

(4) bằng cách tập trung vào trải nghiệm học tập của trẻ vào ngày hôm đó, bạn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hiểu bài học của mình và củng cố những gì trẻ đã học được.

9. Giúp trẻ luôn ngăn nắp

Giúp con bạn sắp xếp giấy tờ, sách vở và bài tập sẽ giúp trẻ cảm thấy có động lực học tập hơn. Tình trạng vô tổ chức là vấn đề điển hình ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học, nhưng nó cũng có thể dẫn đến cảm giác bị choáng ngợp. Những đứa trẻ quá áp lực dành nhiều thời gian và nỗ lực để lo lắng hơn là học tập. Hãy kiên nhẫn, nhưng nhất quán, trong việc giúp con bạn sắp xếp đồ dùng học tập và bài tập của mình. Điều này sẽ giúp trẻ kiểm soát được bản thân, bớt choáng ngợp và có động lực học tập hơn.

10. Ghi nhận và tôn vinh những thành tựu

Dù những thành tích có nhỏ đến đâu, điều quan trọng là phải ghi nhận và tôn vinh những thành tích của con bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, những trẻ cần những công nhận tích cực liên tục để giữ cho chúng có động lực học tập và thử thách bản thân để làm tốt hơn. Chúng tôi không đề nghị bạn khen ngợi sự tầm thường mà là bạn thể hiện sự công nhận và tán dương thành tích của con mình. Hoàn thành một dự án khó khăn xứng đáng được đối xử đặc biệt; làm tốt bài kiểm tra toán có thể nhận được phần thưởng là một buổi đi ăn kem. Luôn sử dụng sự công nhận tích cực như một công cụ để thúc đẩy việc học tập với con bạn.

Ghi nhận và tôn vinh những thành tựu

Ghi nhận và tôn vinh những thành tựu

11. Tập trung vào điểm mạnh

Việc tập trung vào điểm mạnh có thể khó khăn khi con bạn gặp quá nhiều trắc trở trong học tập. Mặc dù vậy, việc tập trung vào điểm mạnh của con bạn là điều cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ lành mạnh về cảm xúc và học tập. Tập trung vào điểm mạnh của con bạn là một hình thức củng cố tích cực khác sẽ thúc đẩy trẻ tiếp tục học tập. Ngược lại, việc tập trung vào những điểm yếu của con bạn sẽ gây ra sự chán nản, lo lắng và thiếu sự ham học hỏi. Quang Minh đã trượt bài kiểm tra toán của mình? Vậy thì, ngoài việc giúp trẻ rèn luyện thêm về môn toán, hãy nhớ chúc mừng trẻ vì đã học tốt như thế nào trong lớp khoa học.

12. Hãy biến mỗi ngày thành một ngày học tập

Biến mỗi ngày thành một ngày học nghe có vẻ hơi quá mức, nhưng thực sự không phải vậy, nếu bạn đi đúng cách. Bất cứ khi nào có thể, hãy khuyến khích con bạn khám phá thế giới xung quanh, đặt câu hỏi và tạo ra kết nối.

Hãy biến mỗi ngày thành một ngày học tập

Hãy biến mỗi ngày thành một ngày học tập

Giúp trẻ phân loại, xây dựng tư duy phản biện về những gì trẻ nhìn thấy và trải nghiệm. Biến mỗi ngày thành một ngày học tập sẽ giúp con bạn phát triển động lực từ cá nhân để tiếp tục học ở lớp, ở nhà hoặc ở bất cứ đâu.

– by Becton Loveless –

—————————————————-
Sworld Việt Nam – Tổ chức phát triển kĩ năng và tiếng Anh thông qua hoạt động trải nghiệm
  • Địa chỉ: Tầng 9, Diamond Flower Tower, Đường Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân
  • Hotline: 0984.349.171
  • Email: halo@sworld.com.vn
  • Website: sworld.com.vn
  • Fanpage: Sworld Việt Nam

Leave a Reply